Nước nhiễm sắt là gì, cách nhận biết nguồn nước bị nhiễm sắt

 Ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều nơi sử dụng nước giếng khoan với nguồn nước bị nhiễm sắt, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe. Tuy nhiên, còn rất nhiều bà con chưa hiểu Nước nhiễm sắt là gì? Cách nhận biết nguồn nước bị nhiễm sắt. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp bà con sử dụng nước sạch, hiệu quả tốt hơn cho sức khỏe gia đình mình.

Nước nhiễm sắt là gì?

Sắt là một kim loại có ký hiệu là Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắt cũng là một nguyên tố hóa học phổ biến trong lớp vỏ của trái đất chúng ta đang sinh sống. Chính vì vậy, các nguồn nước giếng khoan đa phần bị nhiễm sắt với nồng độ cao thấp tùy nơi.

Quặng sắt rất phổ biến trong lớp vỏ trái đất

Hình 1: Quặng sắt rất phổ biến trong lớp vỏ trái đất

Nước giếng khoan là nguồn cung cấp nước khá phổ biến ở Việt Nam do xây dựng một nhà máy cấp nước cho một khu vực là khá tốn kém. Đặc điểm địa hình ở Việt Nam là nhiều sông ngòi, kênh rạch nên nguồn nước ngầm rất phong phú có thể cấp được nhu cầu lớn. Mỗi mũi khoan nước giếng khoan thường có độ sâu từ 40-100m để đến được các mạch nước ngầm. Ở địa tầng này, quặng sắt rất phổ biến do vậy, nước giếng khoan đa phần bị nhiễm sắt với mức độ khác nhau.

Sắt rất cần thiết trong cơ thể con người, tuy nhiên sắt trong cơ thể tồn tại ở dạng vi lượng, sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin và myoglobin là các chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại. Tuy nhiên, sử dụng nước nhiễm sắt lại rất có hại cho sức khỏe do sắt trong nguồn nước ở dạng không thể hấp thụ.

Cách nhận biết nguồn nước bị nhiễm sắt

Sắt có thể hòa tan trong nước ở dạng Fe2+, ở trạng thái này sắt không màu, không mùi nhưng khi nguồn nước giếng khoan được bơm lên tiếp xúc với không khí, Fe2+ bị oxy hóa chuyển thành Fe3+ tạo ra Oxit sắt 3 kết tủa có màu nâu vàng có mùi tanh.

Sắt 2 bị oxy hóa thành sắt 3 kết tủa có màu nâu vàng

Hình 2: Sắt 2 bị oxy hóa thành sắt 3 (Fe2O3) kết tủa có màu nâu vàng, mùi tanh

Để nhận biết được nước có bị nhiễm sắt hay không, bạn chỉ cần múc một gáo nước từ nguồn nước để ngoài trời khoảng 3-5 phút, khi đó nước sẽ chuyển sang màu vàng nhạt hoặc nâu vàng và có mùi tanh thì có thể kết luận nước bị nhiễm sắt. Đây là cách nhận biết thông qua quan sát bằng kinh nghiệm dân gian, ngày nay chúng ta có thể sử dụng các dụng cụ đo cầm tay để có thể đo lường một cách nhanh chóng.

Sử dụng nguồn nước nhiễm sắt lâu ngày sẽ làm cho các vật dụng bị loang ố màu nâu vàng rất mất mỹ quan, đặc biệt khi sử dụng để giặt rũ là cho quần áo nhanh bị bay màu, ngả sang màu cháo lòng. Với các công trình kết cấu thép khi ở gần các nguồn nước nhiễm sắt sẽ nhanh bị gỉ sét, bám màu ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình.

Nhận biết nguồn nước bị nhiễm sắt

Hình 3: Nhận biết nguồn nước bị nhiễm sắt

Kết luận

Qua bài viết, bạn đã phần nào nắm được Nước nhiễm sắt là gì? cũng như Biết cách nhận biết nguồn nước có bị nhiễm sắt hay không?. Trong các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ quay trở lại với chủ đề này để tiếp tục tìm hiểu xem sử dụng nguồn nước bị nhiễm sắt có tác hại như thế nào và các cách thức xử lý nguồn nước bị nhiễm sắt. Famy với 15 năm kinh nghiệm trong xử lý nước, với đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được một nguồn nước sạch an toàn cho cuộc sống gia đình bạn. Hãy để lại những câu hỏi, bình luận về chủ đề này, Famy luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chia sẻ link social Famy

Thời gian thay lõi lọc nước thích hợp - Tăng tuổi thọ cho máy và đảm bảo chất lượng nguồn nước.

Hệ thống máy lọc nước công nghiệp dùng trong nhà hàng, khách sạn